Công ty TNHH Phát triển công nghệ Rô Bốt

Tin tức - Blog

Giáo dục trẻ qua đồ chơi: Ý nghĩa, Tầm quan trọng và Phương pháp

Đăng bởi : Mai Anh Hoa22/09/2017

1.Khi chơi đùa trẻ học được gì?

Khi chơi đùa, trẻ học được nhiều điều, không chỉ về thể chất, vận động mà còn cả nhận thức, tình cảm, các kỹ năng xã hội...

Lấy ví dụ một trò chơi rất quen thuộc với mọi đứa trẻ là trò đóng vai, chơi đồ hàng chẳng hạn. Khi chơi trò này, bé được phát huy trí tưởng tượng, đặt mình vào vị trí của một nhân vật không có thật để thực hiện những hành động, thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ phù hợp với nhân vật đó. Qua mỗi lần chơi, bé học được tốt hơn cách nhận biết những cảm xúc của người cùng chơi, luyện tập kỹ năng giao tiếp cả bằng lời nói lẫn không bằng lời nói. Hoặc như khi vẽ vời, bé không chỉ thể hiện chất nghệ sỹ trong mình mà còn qua những nét vẽ, vệt màu thể hiện cả suy nghĩ và cảm xúc.

Những trò chơi tưởng như chỉ làm lấm bẩn người như là đào đất, nghịch cát, chui rúc trong các khu vườn thật ra cũng giúp trẻ con trở nên cởi mở, mạnh dạn hơn, bé hòa mình vào tự nhiên để khám phá về bản thân và thế giới xung quanh...


Do_choi_cho_be_gai_nghich_cat_nuoc_thu_vi

Không cần đến khẳng định từ các chuyên gia, nhiều bậc phụ huynh cũng đã tự nhận thấy con trẻ được chơi đùa sẽ vui vẻ hơn, hình thành được những mối q.u.a.n h.ệ tích cực hơn, sau này làm việc theo nhóm hiệu quả hơn. Với những kiến thức từ sách vở, nhà trường, bé cũng dễ dàng tiếp thu hơn khi không để cho nỗi sợ thất bại kềm chân. Đó là do tất cả chúng ta đều học được tốt hơn thông qua những lần thử và sai, và chơi đùa là một cách vui vẻ nhất, thoải mái nhất để học những điều mới mẻ đồng thời vẫn bảo vệ được sự tự tin và hình ảnh của mình

2. Để việc vui chơi phát huy tối đa hiệu quả, ba mẹ nên dành thời gian vui chơi với con

Các nghiên cứu về sự phát triển s.i.n.h l.ý thần kinh của não bộ không chỉ nêu lên tầm quan trọng của các hoạt động vui chơi, của những khám phá và trải nghiệm mà còn cho thấy sự cần thiết của sự tương tác - không chỉ giữa những trẻ cùng trang lứa mà còn giữa người lớn với trẻ con. Bố mẹ khéo léo tham gia vào những trò chơi cùng con sẽ hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển của não, k.í.c.h t.h.í.c.h các giác quan, gợi mở các thách thức, khuyến khích các tương tác xã hội và tư duy tích cực. Từ đó, những người lớn chúng ta được khuyên rằng:
Sự tham gia của người lớn, mà đặc biệt là bố mẹ, vào những trò chơi của con là rất quan trọng


12-manh-ghep-gia-tri-cho-con-3

Bạn hãy cùng chơi với con, bày trò cho bé và ngược lại, tham gia vào những trò mà bé đầu têu.
 

  • Cho phép con chủ động chọn điều mà mình sẽ học;
  • Cho phép con tha hồ lấm bẩn và sáng tạo trong các trò chơi, đừng để những rào cản của người lớn hạn chế con trẻ; chẳng hạn bạn đừng vì nỗi sợ... bẩn, sợ quần áo lấm lem mà ngăn cản, cấm tiệt con chơi những trò chơi vận động khám phá rất cần thiết cho sự phát triển của bé;


Để làm được như vậy, bạn cần tạo điều kiện, xây dựng một môi trường an toàn cũng như tăng cường sức khỏe cho con để bé thỏa sức khám phá. Theo sát những cuộc chơi của con, ghi nhận để lên kế hoạch cho các hoạt động tiếp theo.

"Công việc" của trẻ con là chơi đùa, còn "công việc" của người lớn là cùng tham gia, hỗ trợ để tiềm năng của con có thể được phát huy tốt nhất thông qua những lần chơi đùa ấy. Hãy tạo sự khác biệt trong sự phát triển của con bằng việc lót những viên gạch vững chắc đồng thời cũng vừa đủ thử thách, dẫn dắt con bước những bước tiến mạnh dạn!

Bình luận (0)

Viết bình luận :